Động lực để đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 15/01/2019 03:29
Thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU ngày 29/4/2016 của Tỉnh ủy về tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016 - 2020, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế tỉnh là 19,5%; giá trị sản phẩm trồng trọt đạt 40 triệu đồng/ha; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 25 triệu đồng; các xã thực hiện xây dựng NTM đạt bình quân 12 tiêu chí/xã, có ít nhất 20 xã đạt chuẩn NTM… Sau 3 năm triển khai thực hiện, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến rõ rệt.
Động lực để đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới
Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp hằng năm tăng, năm 2018 đạt 2,8%; tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế tỉnh năm 2017 giảm còn 24,33%; cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp chuyển đổi theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng sản xuất trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi. Diện tích sản xuất cây lương thực hằng năm trên 70.000 ha, sản lượng lương thực năm 2017 đạt 273.880 tấn (đạt 109,5% mục tiêu Chương trình), lương thực bình quân đầu người đạt 511 kg, đã đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ 7 mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị, phù hợp với điều kiện của địa phương (đạt 70% mục tiêu Chương trình). Tỷ lệ che phủ rừng năm 2017 đạt 54,2% (đạt 102,6% mục tiêu Chương trình). Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2017 đạt 13,7 triệu đồng (tăng 1,5 triệu đồng so với năm 2015). Đến hết năm 2018 đã có 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 75% mục tiêu Chương trình). 
 
Đối với lĩnh vực trồng trọt, tập trung đẩy mạnh sản xuất, áp dụng thâm canh tăng vụ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. Thực hiện các giải pháp đưa giống chất lượng cao, giống mới vào sản xuất; hỗ trợ xây dựng các vùng lúa chất lượng cao (DS1, TC26, J01), vùng lúa nếp đặc sản (Pì pất, nếp Ong), vùng thuốc lá, vùng mía nguyên liệu; ngoài ra tiếp tục hỗ trợ mở rộng diện tích, phát triển các cây trồng tiềm năng, như: dong riềng, thạch đen, rau màu, cây ăn quả (lê vàng, quýt, chanh leo, thanh long...) tiến tới sản xuất hàng hóa. Đối với lĩnh vực chăn nuôi đã triển khai các giải pháp cơ cấu lại đàn vật nuôi và phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, từng bước chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi hàng hóa. Tổng đàn gia súc, gia cầm có mức tăng trưởng khá. Các ngành chức năng đã tham mưu cho UBND tỉnh cấp chủ trương cho 17 dự án lĩnh vực chăn nuôi, hiện nay 8 dự án đã triển khai thực hiện và có sản phẩm bán ra thị trường (lợn thịt, lợn rừng, bò...). Đối với lĩnh vực lâm nghiệp chỉ đạo hướng dẫn các chủ rừng, doanh nghiệp thực hiện tốt công tác trồng rừng, chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng; giai đoạn 2016 - 2018, trồng mới được 3.840,5 ha; tiến hành hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân phát triển một số cây lâm nghiệp đặc hữu, như: quế, hồi, trúc sào, hà thủ ô...
 
Các chính sách đặc thù thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng bước đầu đã thu hút được một số doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh tham gia. Đến nay, đã thu hút được 42 dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với tổng số vốn đăng ký đầu tư 1.959 tỷ đồng; trong đó UBND tỉnh đã cấp chủ trương đầu tư cho 27 dự án. Đối với công tác hỗ trợ theo Nghị quyết số 58/2016/NQ-HĐND, hiện đã có 3 dự án xin ý kiến các sở, ngành. Hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, đưa các sản phẩm nông nghiệp tỉnh tham gia hội chợ thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng được quan tâm thực hiện. Đã tiến hành thuê 1 gian hàng tại Trung tâm xúc tiến thương mại Hà Nội và hỗ trợ triển khai các gian hàng giới thiệu sản phẩm tại thành phố Cao Bằng; triển khai cấp mã QR Code cho sản phẩm, tem truy xuất nguồn gốc cho một số sản phẩm nông nghiệp (miến dong, lạp sườn, bí hương...). Ngoài ra, việc hợp tác phát triển sản xuất nông nghiệp giữa các địa phương tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và các địa phương Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đối với sản phẩm mía xuất khẩu, trồng dâu nuôi tằm... tiếp tục được triển khai thực hiện, góp phần đem lại thu nhập cho nhân dân khu vực biên giới.
 
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện còn gặp một số khó khăn, hạn chế do tiến độ triển khai thực hiện Chương trình còn chậm so với kế hoạch; một số chỉ tiêu đạt thấp so với mục tiêu đã đề ra; quy hoạch vùng sản xuất, định hướng cây trồng -  vật nuôi ở một số địa phương chưa phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Việc huy động nguồn lực đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là quy mô nhỏ, chưa hình thành được nhiều chuỗi giá trị sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm hạn chế; diện tích một số cây trồng hàng hóa như thuốc lá, lạc, sắn... có xu hướng giảm; việc phát triển một số loại cây ăn quả, cây dược liệu còn chậm. Công tác thông tin, dự báo, định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế; việc thực hiện hợp tác phát triển nông nghiệp giữa tỉnh Cao Bằng và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) còn gặp nhiều khó khăn. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp còn tồn tại nhiều vướng mắc. Việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM hiệu quả chưa cao, một số tiêu chí đạt thấp và khó thực hiện; việc di dời gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở tại các địa phương còn gặp nhiều khó khăn.
 
Để tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1052/QĐ-UBND ngày 8/8/2018 về phê duyệt danh mục các sản phẩm chủ lực tỉnh Cao Bằng, gồm 18 sản phẩm nông nghiệp. Trên cơ sở các sản phẩm nông nghiệp chủ lực sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương triển khai các giải pháp thực hiện. Tiếp tục thay đổi tập quán sản xuất, chuyển đổi quy mô sản xuất từ nhỏ, lẻ sang tập trung, hướng việc phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong đó tập trung triển khai thực hiện tốt Nghị định 98/2018/NĐ-CP, ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại trong nông nghiệp, tổ chức đưa một số nông sản chủ lực của tỉnh vào hệ thống cửa hàng, siêu thị trong và ngoài tỉnh, từng bước nâng tỷ lệ nông sản tiêu thụ qua các cửa hàng, chợ, siêu thị. Tiếp tục giữ vững và ổn định thị trường truyền thống đối với các sản phẩm, như: thuốc lá nguyên liệu, mía, trúc sào, miến dong, thạch đen, hồi, quế... Thông qua việc liên kết giữa người dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, gắn liền với việc xây dựng các sản phẩm OCOP của tỉnh. Hỗ trợ xây dựng bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thương hiệu và bản quyền (chỉ dẫn địa lý) cho các loại nông sản của tỉnh.

Giải quyết các khó khăn, vướng mắc, nút thắt đang gặp phải trong quá trình thực hiện các cơ chế, chính sách đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để từ đó thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư các dự án nông nghiệp, nông thôn, tạo động lực chung để thúc đẩy nông nghiệp đi lên. Trong đó, giải quyết các vướng mắc về đất đai, mặt bằng sạch để thu hút các nhà đầu tư; tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong giải phóng mặt bằng dự án; nguồn vốn để triển khai dự án; thủ tục hồ sơ triển khai dự án; thủ tục hồ sơ để nhận các cơ chế, chính sách hỗ trợ dự án...; thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đầu tư các dự án nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp gắn với du lịch.

Tăng tỷ trọng vốn đầu tư của ngân sách, nguồn xã hội hóa của tỉnh đầu tư trực tiếp cho phát triển sản xuất, các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; hoạt động khuyến nông, bảo vệ thực vật, phòng chống dịch bệnh; xúc tiến thương mại; đầu tư hạ tầng cơ sở phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Xem xét việc bố trí nguồn vốn triển khai thực hiện các đề án đã được phê duyêt để các sở, ngành, địa phương chủ động thực hiện, đồng thời tập trung cho việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra của Chương trình.

Tác giả bài viết: Bế Xuân Tiến, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Nguồn tin: baocaobang.vn:

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nongthonmoi.caobang.gov.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

VĂN BẢN MỚI

29/2022/QĐ-UBND

Quyết định ban hành quy định về phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 trên đia bàn tỉnh Cao Bằng

Thời gian đăng: 21/09/2022

lượt xem: 952 | lượt tải:156

53/2022/TT-BTC

Thông tư quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Thời gian đăng: 28/08/2022

lượt xem: 571 | lượt tải:74

924/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới , hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025

Thời gian đăng: 28/08/2022

lượt xem: 678 | lượt tải:88

925/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Thời gian đăng: 28/08/2022

lượt xem: 708 | lượt tải:87

923/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Thời gian đăng: 28/08/2022

lượt xem: 654 | lượt tải:96
CHUYÊN MỤC KHÁC
cuocthibaochi2017 copy
dean ocop copy2camcamdanhoi cqcntraloiq
LIÊN KẾT WEBSITE

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập151
  • Hôm nay38,974
  • Tháng hiện tại724,965
  • Tổng lượt truy cập1,837,518
cbitc 1
 

VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI  NÔNG THÔN MỚI TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Số 104, Hoàng Văn Thụ,  phường Hợp Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Email: vanphongdieuphoicb@gmail.com - Điện thoại: 02063 752 118   - Fax: 02063 853 401
Trưởng ban Biên tập: Ông Nguyễn Thái Hà - Chánh Văn phòng 
Ghi rõ nguồn  (htttp://nongthonmoi.caobang.gov.vn) khi trích dẫn thông tin từ địa chỉ này.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây