Chủ động các biện pháp phòng, chống đói rét cho đàn gia súc

Thứ hai - 16/12/2019 11:29
Hiện nay, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người dân thực hiện nhiều biện pháp chủ động phòng, chống đói rét cho đàn gia súc nhằm hạn chế mức thiệt hại cho người chăn nuôi.
Chuồng chăn nuôi của nhiều hộ dân xóm Bản Lung, xã Đoài Côn (Trùng Khánh) được di dời và xây dựng kiên cố.
Chuồng chăn nuôi của nhiều hộ dân xóm Bản Lung, xã Đoài Côn (Trùng Khánh) được di dời và xây dựng kiên cố.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN), vụ Đông Xuân 2018 - 2019, toàn tỉnh có 2.465 con trâu, bò chết rét. Từ thiệt hại về đàn gia súc ảnh hưởng đến nền kinh tế của địa phương, vụ Đông Xuân 2019 - 2020, công tác chuẩn bị, phòng ngừa trong chăn nuôi của người dân trên địa bàn tỉnh đã sớm được quan tâm. Việc chăm sóc, bảo vệ gia súc trên địa bàn đã được Sở NN&PTNT tiến hành phối hợp chặt chẽ với địa phương. Từ tháng 8/2019, Sở NN&PTNT đã có Công văn triển khai các biện pháp phòng, chống đói rét cho đàn vật nuôi vụ Đông Xuân năm 2019 - 2020.

Theo đó, các địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống đói rét cho vật nuôi và phân công các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của huyện trực tiếp phụ trách địa bàn; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống đói rét tại các xã, thị trấn. Chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng người dân tiến hành củng cố lại hệ thống chuồng trại gia súc.

Đồng thời sử dụng lồng ghép các nguồn vốn đã được giao để hỗ trợ kịp thời công tác phòng, chống đói rét cho vật nuôi; hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các hộ chăn nuôi thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách, dân tộc thiểu số để gia cố, che chắn chuồng trại và mua thức ăn bổ sung cho vật nuôi.

Tại một số huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang… có số lượng đại gia súc tương đối nhiều, do vậy công tác phòng, chống đói rét cho đàn gia súc được các địa phương quan tâm, tích cực khẩn trương triển khai. UBND các huyện, Thành phố đã ban hành công văn chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn triển khai các biện pháp phòng, chống đói rét cho đàn gia súc. Trong đó, tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân gia cố chuồng trại, dự trữ thức ăn, tiêm phòng để tăng sức đề kháng cho gia súc.

Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Hạ Lang Lục Văn Thanh cho biết: Người chăn nuôi đã nhận thức được giá trị kinh tế mà gia súc mang lại nên đã chủ động dự trữ thức ăn, chú trọng gia cố, vệ sinh chuồng trại. Tuy nhiên với diễn biến thời tiết có nhiều bất thường, đơn vị phân công cán bộ, chỉ đạo thú y viên xã tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống đói rét cho đàn vật nuôi. Tại nhiều xã, thị trấn, từ cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2019, sau khi thu hoạch vụ hè thu, nhân dân thu gom rơm rạ, chuẩn bị cỏ voi, lấy thân cây ngô, đỗ nho nhe và một số phụ phẩm xanh trong nông nghiệp về ủ chua để làm thức ăn dự trữ cho trâu, bò.

Chị Nông Thị Êm, xóm Vạc Nhang, xã Thị Hoa (Hạ Lang) chia sẻ: Năm nào cũng vậy, khi thời tiết chuyển lạnh, gia đình tôi lại quây chuồng trại bằng bạt để chắn gió lùa; hạn chế thả trâu khi trời còn sương; chủ động thức ăn rơm rạ, kết hợp cỏ tự nhiên. Khi nhiệt độ quá thấp thì đốt lửa ở cạnh chuồng để tạo hơi ấm cho vật nuôi. Tôi thường chăn nuôi trâu theo hình thức vỗ béo, bởi vậy bảo đảm cho trâu đầy đủ nguồn thức ăn, giữ ấm khi trời rét.

Gia đình ông Hoàng Văn Diệm là hộ chăn nuôi gia súc với số lượng lớn trên địa bàn xóm Cốc Thuốt, xã Quốc Dân (Quảng Uyên), nhiều năm qua, chăn nuôi trâu, bò là nguồn thu nhập chính. Với kinh nghiệm nhiều năm chăn nuôi trâu, bò, mỗi khi mùa đông đến, gia đình ông chủ động tu sửa chuồng nuôi, tích trữ rơm, ngô làm thức ăn dự trữ. Ông Diệm cho biết: Hiện gia đình có 11 con trâu, bò; để đàn gia súc không bị chết đói, rét trong mùa đông, gia đình đã xây dựng chuồng trại kiên cố; tích trữ rơm, ngô, cám gạo; thực hiện tiêm phòng định kỳ cho đàn trâu theo hướng dẫn của thú y viên xã.

Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi phối hợp với các địa phương tăng cường giám sát dịch bệnh tại cơ sở, nắm bắt kịp thời tình hình dịch bệnh tại địa bàn; đồng thời tăng cường kiểm tra, rà soát kết quả tiêm phòng gia súc, tổ chức tiêm phòng bổ sung, đảm bảo 100% gia súc trong diện tiêm phòng bắt buộc được tiêm phòng các loại vắc xin theo đúng định kỳ.

Cùng với đó, Chi cục xây dựng kế hoạch, tham mưu cho Sở NN&PTNT thành lập đoàn kiểm tra công tác phòng, chống đói rét cho gia súc tại các huyện, Thành phố. Tuy nhiên, tại một số địa phương, ý thức của người dân trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống đói rét cho đàn vật nuôi chưa cao. Nguồn thức ăn dự trữ để bổ sung cho đàn gia súc còn thiếu trong những ngày rét đậm, rét hại; chuồng trại che chắn sơ sài, công tác vệ sinh môi trường còn hạn chế; tỷ lệ tiêm phòng cho đàn vật nuôi còn thấp; một số người dân còn thả rông gia súc, sử dụng gia súc cày kéo khi nhiệt độ dưới 12°C.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đào Nguyên Phong cho biết: Để phát triển đàn gia súc, giảm thiểu thiệt hại do thời tiết lạnh giá, vụ Đông Xuân 2019 - 2020, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Công điện về việc tăng cường phòng, chống đói, rét cho vật nuôi. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, Thành phố tập trung chỉ đạo xã, phường, thị trấn; các phòng, ban chuyên môn phân công cán bộ trực tiếp đến cơ sở để hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm cho người chăn nuôi các biện pháp phòng chống rét, tu sửa, che chắn chuồng trại, tăng cường vệ sinh phòng bệnh, xử lý tốt môi trường chăn nuôi. Kiên quyết không để người dân thả rông vật nuôi trong những ngày nhiệt độ dưới 12°C. Chủ động sử dụng ngân sách dự phòng của địa phương để phục vụ công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi.

Với các biện pháp tích cực, hiệu quả, công tác phòng, chống đói rét cho đàn gia súc được các cấp, ngành, địa phương tích cực triển khai. Đến thời điểm này, theo báo cáo của các huyện, Thành phố chưa có gia súc chết do đói, rét. Tuy vậy, với diễn biến bất thường của thời tiết, ngoài sự vào cuộc của các cấp chính quyền, ngành chức năng, thì người dân cần tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Nguồn tin: baocaobang.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VĂN BẢN MỚI

29/2022/QĐ-UBND

Quyết định ban hành quy định về phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 trên đia bàn tỉnh Cao Bằng

Thời gian đăng: 21/09/2022

lượt xem: 880 | lượt tải:146

53/2022/TT-BTC

Thông tư quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Thời gian đăng: 28/08/2022

lượt xem: 554 | lượt tải:67

924/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới , hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025

Thời gian đăng: 28/08/2022

lượt xem: 653 | lượt tải:82

925/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Thời gian đăng: 28/08/2022

lượt xem: 677 | lượt tải:80

923/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Thời gian đăng: 28/08/2022

lượt xem: 636 | lượt tải:87
CHUYÊN MỤC KHÁC
cuocthibaochi2017 copy
dean ocop copy2camcamdanhoi cqcntraloiq
LIÊN KẾT WEBSITE

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay5,458
  • Tháng hiện tại112,237
  • Tổng lượt truy cập1,093,964
cbitc 1
 

VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI  NÔNG THÔN MỚI TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Số 104, Hoàng Văn Thụ,  phường Hợp Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Email: vanphongdieuphoicb@gmail.com - Điện thoại: 02063 752 118   - Fax: 02063 853 401
Trưởng ban Biên tập: Ông Nguyễn Thái Hà - Chánh Văn phòng 
Ghi rõ nguồn  (htttp://nongthonmoi.caobang.gov.vn) khi trích dẫn thông tin từ địa chỉ này.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây